Rate this post

Trong quá trình chăm nuôi gà chọi, sẽ có những lúc gà bị bệnh. Nếu nắm được dấu hiệu và cách điều trị nhanh chóng, kịp thời, gà sẽ chóng hồi phục. Nhưng nếu không để ý và có biện pháp điều trị, rất dễ gây biến chứng, thậm chí là làm gà bị chết. Đây chính là TOP 8 các bệnh thường gặp ở gà chọi và cách điều trị mà các anh em sư kê cần đặc biệt lưu tâm nhé!

BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (BỆNH CRD)

Bệnh hô hấp mãn tính – Bệnh CRD là một trong các bệnh thường gặp ở gà chọi. Khi mắc bệnh này, gà rất hay chảy nước mắt, nước mũi. Thở khò khè, hắt hơi, kém ăn và trở nên ốm yếu.

các bệnh thường gặp ở gà chọi

Cách điều trị bệnh CRD như sau:

  • Tách riêng cá thể gà bị bệnh ra khỏi đàn. Tiếp đến vệ sinh, tiêu độc, khử trùng khu vực chuồng trại để tránh lây chéo.
  • Cho các cá thể trong đàn uống vitamin C, thuốc bổ để tăng đề kháng.
  • Với gà chọi nhiễm bệnh, cho dùng ngay kháng sinh Tylosin và Gentamycin điều trị bệnh hô hấp CRD và các bệnh kế phát.
  • Luôn đảm bảo chuồng trại sạch sẽ, thông thoáng.

BỆNH DỊCH TẢ (BỆNH NEWCASTLE)

Tiếp tục là một trong các bệnh thường gặp ở gà chọi mà các sư kê cần cẩn trọng đó là bệnh dịch tả do virus Paramyxovirus Serotype gây ra. Bệnh này có tốc độ lây lan rất nhanh theo đường hô hấp và tiêu hóa. Thường thì thời gian ủ bệnh từ 5 – 7 ngày tùy vào từng điều kiện khác nhau.

bệnh hô hấp ở gà chọi

Triệu chứng của bệnh dịch tả gồm:

  • Gà lờ đờ, bỏ ăn, cơ thể sút thấy rõ
  • Gà xù lông, luôn cắm đầu xuống đất, mắt sưng, mào tím tái
  • Gà bị ỉa chảy, phân xanh có lẫn máu
  • Khi chuyển qua thể nặng có thể bị liệt chân, cánh, đầu ngoẹo sang bên.

Khi gà bị mắc chứng bệnh này, anh em cần hết sức chú ý. Bởi hiện chưa có thuốc đặc trị bệnh dịch tả. Cách hữu hiệu nhất chính là tiêm vắc xin phòng bệnh cho gà. Thường xuyên tiêu độc, khử trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi để tránh mầm bệnh sinh sôi, bị lây từ chim chóc bên ngoài.

BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN

Trong số các bệnh thường gặp ở gà chọi, bệnh viêm phế quản này cũng rất đáng lưu tâm. Nó do virus hô hấp Coronaviridae gây nên. Khi mắc bệnh, gà sẽ khó thở, khò khè, lông xơ xác và tọp đi trông thấy. Thời gian ủ bệnh của căn bệnh này từ 18 – 36 giờ.

bệnh viêm phế quản gà

Cho tới nay, bệnh viêm phế quản cũng chưa có thuốc đặc trị. Khi chăm nuôi gà, nên tiêm vắc xin phòng bệnh Brial H120 một cách đầy đủ. Nếu phát hiện có cá thể nào nhiễm bệnh, nhanh chóng tách riêng khỏi đàn để tránh lây chéo lẫn nhau. Sau đó dùng chế phẩm Antivirus-FMB hoặc Pividine nhằm tiêu độc khử trùng chuồng trại. Cho gà sử dụng thêm Amilyte nhằm tăng cường sức đề kháng cho đàn gà.

BỆNH MAREK

Nuôi gia cầm nói chung và nuôi gà nói riêng cần đặc biệt chú ý tới căn bệnh này. Biểu hiện của bệnh Marek đó là:

  • Hai chân bị liệt nhẹ, di chuyển khó khăn, khi bệnh nặng lên có thể bị liệt hoàn toàn.
  • Một hoặc hai bên cánh bị xả, đuôi rủ xuống hoặc liệt, nhìn là biết.
  • Một vài con còn viêm mắt, viêm mống mắt. Lâu dần có thể bị mù hoàn toàn.
  • Khả năng đạp mái của gà chọi trống giảm hẳn, gà mái thì giảm tỷ lệ đẻ.
  • Gà chọi con có thể bị chết đột ngột.

bệnh hay gặp ở gà chọi

Tương tự như các bệnh thường gặp ở gà chọi nên trên, bệnh này nguy hiểm nhưng vẫn chưa có thuốc đặc trị. Ngay khi có dấu hiệu bị bệnh, cần cách ly cá thể gà đó ngay. Tiêu hủy cá thể chết do bệnh và để chuồng không trong khoảng 3 tháng trở lên. Dọn dẹp, tiêu độc, khử trùng toàn bộ chuồng trại để ngăn ngừa virus có thể vẫn trú ngụ.

Bên cạnh đó cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không bố trí, nuôi nhốt gà con, gà trưởng thành cùng một khu vực
  • Thường xuyên vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại.
  • Cho gà uống Glucozo , Vitamin C để nâng cao sức đề kháng cho đàn gà.
  • Tiêm vác xin Marek khi gà 1 ngày tuổi để phòng bệnh.

BỆNH ĐẬU GÀ

Đây có lẽ là một trong các bệnh thường gặp ở gà chọi mà chúng ta rất dễ nhận thấy trên cơ thể của chúng. Khi bị bệnh này, cơ thể của gà, nhất là đầu, miệng, mồng, mắt sẽ xuất hiện các mụn kích thước chừng hạt đậu. Nó khiến gà khó khăn trong việc quan sát, ăn uống và gây đau đớn. Khiến gà bỏ ăn, mệt mỏi và sa sút thể trạng.

bệnh đậu gà

Khi gà bị bệnh đậu mùa này, nên:

  • Vệ sinh các nốt mụn, vết thương do mụn bằng dung dịch muối loãng.
  • Bôi Xanhmetylen 1% lên các vết mụn.
  • Với những vết mụn hở vùng miệng dùng Lugol 1%. Trường hợp gà bị đau mắt thì nên dùng thuốc nhỏ mắt.
  • Bổ sung vitamin A cho gà
  • Chất thải của gà cần đem đi đốt, tiêu hủy, tiêu đọc, khử trùng chuồng trại thường xuyên.

BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG

Khi thời tiết thay đổi, giao mùa, gà rất hay mắc bệnh tụ huyết trùng. Khi bị bệnh này, gà thường có biểu hiện sùi bọt lẫn máu, nhớt ở miệng. Khó thở, lông xù, mào tím tái.

Với căn bệnh này, anh em nên dùng vắc xin Enrofloxaxin, Neomycin, Streptomycin. Đồng thời cung cấp thêm điện giải, vitamin C để tăng đề kháng cho gà. Đừng quên tiêu độc, khử trùng khu vực sống của gà.

gà chọi bị tụ huyết trùng

BỆNH GUMBORO

Một trong các bệnh thường gặp ở gà chọi tiếp theo mà chúng tôi chia sẻ tới anh em đó là bệnh Gumboro. Bệnh này có thời gian ủ khá ngắn chỉ từ 2 – 3 ngày. Gà mắc bệnh sẽ:

  • Mắt lờ đờ, dáng đi không vững, lông xù.
  • Hay mổ vào vùng hậu môn của con gà khác.
  • Gà kén ăn, ỉa chảy, phân màu trắng loãng, dần chuyển thành nâu và dính quanh khu vực hậu môn.

gà bị Gumboro

Cách điều trị:

  • Không sử dụng kháng sinh, bởi đây là bệnh gây suy giảm miễn dịch. Anh em chỉ nên điều trị theo triệu chứng, bệnh kế phát với liều lượng kháng sinh bằng khoảng một lửa so với lượng điều trị thông thường.
  • Nếu gà chọi bị sốt, dùng ngay Paracetamol (Acetaminnophen) hoặc Analgin.
  • Bổ sung các loại nước, điện giải, vitamin C để tăng đề kháng cho gà. Thêm cả thuốc giải độc gan thận, thuốc tăng cường hệ miễn dịch như Novigol, Biomun, Escent L, Toxinil Plus Liquid
  • Sau 2 ngày điều trị mới sử dụng kháng sinh như: Oxytetracycilne, Doxycycline, Enrofloxacine nhằm ngăn chặn bệnh kế phát.
  • Cho gà uống men tiêu hóa sống chịu kháng sinh
  • Tiêm ngừa Gumboro đầy đủ theo lịch tiêm phòng.

BỆNH CÚM GIA CẦM

Cúm gia cầm, cúm gà là một trong các bệnh thường gặp ở gà chọi nói riêng và gia cầm nói chung có tốc độ lây lan nhanh chóng, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.

gà bị cúm gia cầm

Các triệu chứng của bệnh này như sau:

  • Gà bị sốt cao, uống nhiều nước hơn bình thường, khó thở, miệng há để lấy không khí.
  • Đầu và mặt bị sưng phù, mào tím thâm, hay tụt mào, xoăn mào
  • Chân bị xuất huyết, phân có màu xanh lẫn máu.

Cho tới nay, căn bệnh nguy hiểm này vẫn chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu. Vì thế, các sư kê cần tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho gà. Với những cá thể đã bị nhiễm bệnh, tốt nhất nên tiêu hủy ngay kẻo lây lan tới cả đàn.

KẾT LUẬN

Trên đây là các bệnh thường gặp ở gà chọi và cách điều trị. Anh em hãy ghi nhớ, áp dụng để chiến kê luôn khỏe, không bị bệnh tật nhé! Đừng quên theo dõi các kinh nghiệm chăm nuôi gà chọi khác được chúng tôi chia sẻ trên trang. Chắc chắn anh em sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu mà các sư kê lão luyện chia sẻ.