Rate this post

Gà con mới xuống ổ là gà “sơ sinh” vẫn còn rất non yếu, chúng rất dễ bị chết nếu không chăm sóc đúng cách. Nếu bạn chưa biết cách chăm sóc gà con mới xuống ổ như thế nào cho khỏe và mau lớn. Hãy tiếp tục theo dõi bài viết này của đá gà trực tiếp để có thêm thông tin hữu ích nhé!

CÁCH CHĂM SÓC GÀ CON MỚI XUỐNG Ổ – DÙNG GÀ MẸ NUÔI GÀ CON

Mới xuống ổ là khoảng thời gian mà gà con vẫn chưa có khả năng tự điều chỉnh thân nhiệt cho phù hợp. Vì thế mà ta cần cung cấp cho chúng một nguồn nhiệt ổn định, để nó ủ ấm trong giai đoạn mới xuống ổ này. Với cách dùng gà mẹ nuôi gà con thì nguồn nhiệt từ cơ thể gà mẹ giúp ủ ấp cho khoảng 15 – 20 gà con mỗi lần.

cách chăm sóc gà con mới xuống ổ

Trong tháng đầu, ta tiến hành cho gà mẹ vào lồng tre đan có dạng như cái nơm, thiết kế phù hợp giúp gà con có thể tự do đi lại, ra vào. Lúc đói chúng có thể chui ra kiếm ăn, uống nước và lúc lạnh thì chúng có thể chui vào cho gà mẹ ấp.

Một điều mà người nuôi cần lưu ý trong cách chăm sóc gà con mới xuống ổ nữa đó chính là thành phần thức ăn cho gà con, cần phải đầy đủ chất dinh dưỡng. Gồm có tấm, vừng, khô dầu, đậu tương, bột cá, vỏ sò, bột vỏ trứng… Còn thức ăn của gà mẹ chủ yếu là thóc, ngô và khô dầu. Nên để sẵn thức ăn, nước uống ở trong nơm để gà mẹ có thể tự ăn uống.

Sau khoảng 3 tuần, gà mẹ sẽ dẫn gà con đi ra ngoài nơm để kiếm ăn. Và từ 1,5 – 2 tháng, gà con đủ sự cứng cáp thì tiến hành tách mẹ.

gà con mới xuống ổ

NUÔI BỘ GÀ CON (ÚM GÀ CON)

Phương pháp này dựa trên việc chủ động tạo ra nguồn nhiệt tương tự với nhiệt độ của gà mẹ. Giúp gà con mới xuống ổ được ủ ấm nhiệt đầy đủ, giảm thiểu tình trạng gà yếu, chết do thiếu nhiệt. Thế nhưng khi áp dụng cách chăm sóc gà con mới xuống ổ này cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây:

TRIỂN KHAI TẤM QUÂY HOẶC LỒNG ÚM GÀ CON

  • Chuẩn bị tấm quây cho gà con mới xuống ổ: Dọn dẹp, rửa sạch nền chuồng gà, sát khuẩn bằng crêzin hoặc formol. Sau đó chuẩn bị các cót cao chừng 45cm và quay thành tấm, đường kính bên trong khoảng từ 2 – 4m tùy vào quy mô nuôi gà. Ở bên dưới phủ trấu hoặc phoi bào để làm lớp độn chuồng có độ dày từ 10 – 15cm. Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết như máng ăn, máng uống, đèn sưởi ở trong.

quây úm cho gà

  • Trường hợp số lượng gà con ít, có thể úm gà bằng lồng: Đan các thanh tre nứa thành những phên bao quanh bốn phía. Đáy làm bằng lưới mắt cáo hoặc bằng dát tre lát kín có nắp đậy. Ở tuần đầu để đảm bảo nền nhiệt bên trong lồng, có thể dán giấy báo hoặc bìa các tông ở xung quanh. Thường thì một lồng úm gà có kích thước dài 2m, rộng 1m và cáo 0,4m có thể úm được cho khoảng 100 con. Đáy lồng phải cách mặt đất chừng 0,4 – 0,5m và bố trí đầy đủ máng ăn, máng uống cỡ nhỏ và đèn sưởi ở trong.

NƯỚC UỐNG CHO GÀ CON MỚI XUỐNG Ổ

Một điều nữa bạn cần đặc biệt lưu tâm tới cách chăm sóc gà con mới xuống ổ đó chính là nước uống. Nước uống cho gà con phải đảm bảo sạch sẽ, không bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn nhằm ngăn ngừa các bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa. Thành phần nước uống cho gà gồm có 5 gram Glucozo + 1 gram Vitamin C trên mỗi lít nước. Nước uống này nhằm tăng khả năng chống chọi bệnh tật cho gà con.

THỨC ĂN CHO GÀ CON MỚI XUỐNG Ổ

Ở giai đoạn mới xuống ổ, gà con chủ yếu là ăn cám công nghiệp, có đầy đủ dưỡng chất, dễ hấp thu với hệ đường ruột còn non yếu của gà. Hoặc bạn có thể thay thế bằng gạo, vừng, bột cá, dầu đậu tương, bột vỏ sò…

thức ăn cho gà con mới xuống ổ

Cách chăm sóc gà con mới xuống ổ về quy trình cho ăn cụ thể như sau:

  • Gà mới mổ vỏ, cho gà uống nước.
  • 2 giờ sau đó, cho gà con tập ăn
  • Tiếp tục thực hiện như vậy tới khi gà được 3 tuần thì cho gà tự do ra ngoài chuồng để tập kiếm ăn.

Trong quá trình nuôi gà con, muốn thay đổi thức ăn cho gà, nên thay đổi theo thứ tự cơ bản sau: Mỗi ngày thay dần thêm 25% thức ăn mới vào, đến ngày thứ 4 thì cho gà ăn 100% thức ăn mới.

MẬT ĐỘ GÀ CON TRÊN 1M2

Thời điểm gà con khô lông (18 – 24 tiếng sau khi nở), ta tiến hành chọn những con gà đạt loại 1 và chuyển chúng qua khu vực quay cót hoặc lồng úm đã được chuẩn bị sẵn từ trước. Mật độ nuôi gà con mới xuống ổ nhiều hay ít còn phụ thuộc vào tuần tuổi của chúng, cụ thể:

  • Gà từ 1 – 10 ngày tuổi: Mật độ từ 40 – 50 con/m2
  • Gà từ 11 – 30 ngày tuổi: Mật độ từ 20 – 25 con/m2
  • Gà từ 31 – 45 ngày tuổi: Mật độ từ 15 – 20 con/m2
  • Gà từ 46 – 60 ngày tuổi: Mật độ từ 12 – 15 con/m2.

NHIỆT ĐỘ SƯỞI CHO GÀ CON

  • Với gà con từ 1 – 3 tuần tuổi, nên để nhiệt độ sưởi từ 30 – 32 độ C
  • Với gà con từ 3 – 6 tuần tuổi, nên để nhiệt độ sưởi từ 25 – 28 độ C
  • Với gà con từ 6 – 8 tuần tuổi, nên để nhiệt độ sưởi từ 20 – 22 độ C
  • Với cà con sau 8 tuần tuổi, nhiệt độ sưởi phù hợp ở mức từ 18-20 độ C

nhiệt độ sưởi cho gà con

Bên cạnh đó, người nuôi cũng nên điều chỉnh nhiệt độ sưởi cho phù hợp với từng vụ, từng hiện trạng của đàn gà:

  • Nếu gà con quay lại quanh nguồn nhiệt và kêu chip chip không ăn thì có nghĩa là chúng thiếu nhiệt
  • Nếu gà con nằm xa nguồn nhiệt, há miệng thở thì có nghĩa là chúng đang thừa nhiệt
  • Gà con ăn uống, đi lại, ngủ nghỉ bình thường tức là nhiệt độ phù hợp.

KHÔNG KHÍ

Trong cách chăm sóc gà con mới xuống ổ, một yếu tố nữa mà chúng ta cũng cần đặc biệt lưu tâm đó là không khí. Nguồn dưỡng khí gà cần cho các hoạt động của chúng sẽ cao gấp đôi so với những động vật có vú thông thường. Trung bình gà con đạt 1kg thể trọng sẽ cần từ 4 đến 6m3 không khí thay đổi trong mỗi tiếng ở mùa hè và 2 đến 3m3 trong mùa đông.

ĐỘ ẨM

Trung bình mỗi 1kg trọng lượng gà sẽ tiết ra lượng hơi nước cao gấp 10 lần. Vậy nên độ ẩm trong chuồng phù hợp nhất cho gà con mới xuống ổ là 65%. Bên cạnh đó cũng cần để ý tới chất độn chuồng, chuồng nuôi phải thực sự khô ráo, thông thoáng.

ÁNH SÁNG

Có thể bạn chưa biết, trong cách chăm sóc gà con mới xuống ổ, ánh sáng cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng. Thời gian và cường độ chiếu sáng phải hợp lý, kích thích được việc ăn uống của gà và giúp chúng phát triển nhanh chóng.

ánh sáng cho gà con

Thường thì người chăn nuôi sẽ treo đèn cách nền chuồng chừng 2.5m và cường độ ánh sáng như sau:

  • Gà từ 1 – 20 ngày tuổi: Cường độ ánh sáng lý tưởng là 5W/m2
  • Gà từ 21 – 40 ngày tuổi: Cường độ ánh sáng lý tưởng là 3W/m2
  • Gà con từ 41 – 60 ngày tuổi: Cường độ ánh sáng lý tưởng là 1,4W/m2

Thời gian chiếu sáng cũng cần thay đổi linh hoạt như sau:

  • Gà từ 1 – 2 tuần tuổi, chiếu sáng 24/24
  • Cứ 1 tuần giảm thời gian chiếu sáng của đèn từ 20 – 30 phút
  • Từ tuần thứ 8 trở đi sẽ sử dụng nguồn ánh sáng tự nhiên.

Với gà nuôi theo kiểu chăn thả, từ 21 ngày trở đi sẽ cho chúng ra ngoài trời tắm nắng khoảng 15 phút và tăng dần lên. Và sau 5 tuần thì cho gà tự do ra vào chuồng.

CÁCH CHĂM SÓC GÀ CON MỚI XUỐNG Ổ – CÁCH PHÒNG BỆNH

Đây là một công đoạn cực kỳ quan trọng trong cách chăm sóc gà con mới xuống ổ. Bởi mới xuống ổ là lúc gà còn rất non nớt. Không chăm sóc kỹ có thể khiến gà bị mắc các bệnh như: E.coli, viêm rốn… Ở giai đoạn này, ta nên dùng các loại kháng sinh phòng thương hàn, E.coli, viêm rốn. Cùng với đó là bổ sung thêm Vitamin A, D, E và Bcomplex điện giải nhằm nâng cao sức đề kháng của gà con.

phòng bệnh cho gà con

Với những trường hợp gà con bị hở rốn, nên dùng ngay cồn 0.5% hoặc xanh metylen 1% để ngăn chặn các vị khuẩn xâm nhập vào vết hở này.

KẾT LUẬN

Đó là tất cả những gì mà bạn cần nhớ trong cách chăm sóc gà con mới xuống ổ. Hãy ghi nhớ và áp dụng để gà có được sức khỏe tốt nhất, mau lớn và ít bị mắc bệnh trong quá trình chăm nuôi nhé!