Rate this post

Bất cứ ai muốn theo đuổi nghiệp đá gà chuyên nghiệp đều mong muốn nắm vững cách lai gà đá cựa chuẩn từ A – Z. Bởi từ xa xưa, ông cha ta đã có câu “Chó giống cha, gà giống mẹ”. Để có trong tay một chiến kê tốt, là những linh kê dị tướng, bạn phải biết cách lai tạo giống chuẩn.

Thế nhưng, cách lai tạo gà đá không hề đơn giản, không phải là cứ cho hai con gà trống, mái bất kỳ phủ nhau mà thành. Sư kê cần phải có những kỹ thuật và kiến thức thì mới tạo ra được thế hệ gà con F1 tốt được. Nếu anh em nào còn chưa nắm rõ cách lai gà đá cựa như thế nào cho đúng, tham khảo ngay bài viết này của đá gà trực tiếp để có câu trả lời.

CÁCH LAI GÀ ĐÁ CỰA SẮT ĐƯỢC ÁP DỤNG NHIỀU NHẤT HIỆN NAY

Hiện cách lai gà đá cựa được nhiều sư kê áp dụng nhất chính là lai cận huyết và lai xa. Dù áp dụng cách nào đi chăng nữa, gà mẹ vẫn đóng vai trò tiên quyết tới chất lượng đời con sau này. Ưu tiên chọn gà mái rặc thuần chủng, sức khỏe ổn định, không bị dị tật, hung dữ. Kết hợp với gà trống có đòn đá hay nữa thì chắc chắn đời con sẽ là những chiến binh “chất” thực sự.

cách lai gà đá cựa

CÁCH LAI TẠO THỨ NHẤT – LAI CẬN HUYẾT

Đúng với tên gọi, cách lai gà đá cựa này chính là việc chọn những con gà trống, gà mái cùng quan hệ huyết thống với nhau, cho chúng lai tạo. Mục đích của cách lai tạo này là tạo ra những thế hệ sau có gen đồng hợp. Nhưng cách lai tạo cận huyết không được khuyến khích áp dụng. Bởi tỷ lệ gà con sinh ra bị dị tật rất cao, chúng hay xuất hiện gen lặn gặp những khiếm khuyết không mong muốn như: Dị tật mỏ, con ngươi, ngực…

Dưới đây chính là thống kê tỷ lệ lai gà cận huyết mà các sư kê đã thực hiện:

  • Lai cận huyết sâu: Lai tạo giữa các cá thể gà ở cùng một đàn – 25%
  • Lai cận huyết vừa: Các cá thể gà cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha – 12,5%; Giữa các cá thể cách nhau 3 đời – 6,3%
  • Lai cận huyết nhẹ: Giữa các cá thể là anh em họ – 6,3%

lai cận huyết

CÁCH LAI TẠO THỨ HAI – LAI XA

Cách lai gà đá cựa này được áp dụng với những cá thể gà bố mẹ không có bất cứ mối quan hệ huyết thống nào. Mục đích là tối ưu gen tốt cho thế hệ gà con đời sau. Có 3 cách lai xa đang được áp dụng phổ biến:

  • Lai trực tiếp: Lai giữa hai giống gà thuần chủng. Thế hệ gà con sẽ thừa hưởng toàn bộ gen của cả bố và mẹ. Cách này áp dụng để lai tạo gà Mỹ, nhằm bảo vệ dòng thuần chủng của chúng
  • Lai ba dòng: Cách lai gà đá cựa này thường được áp dụng với gà bố hoặc mẹ là gà lai, mang đi lai tạo với một giống gà thuần chủng. Đời con sẽ sở hữu những đặc tính của cả 3 giống gà. Chẳng hạn như: Gà mẹ là sự kết hợp giữa giống Asil và Peru – mang đi lai với gà Mỹ Hatch. Đời thế hệ gà con sau này sẽ hội tụ gen trội của cả ba dòng: Asil, Peru và Hatch.
  • Lai bốn dòng: Tức là sử dụng hai giống gà lai tạo với nhau, không dùng gà thuần chủng. Chẳng hạn: Gà mẹ được lai giữa Hatch vs Claret sau đó cho đi phối giống với gà bố được lai tạo giữa Kelso vs Roundhead. Đời con sẽ thừa hưởng gen trội của cả 4 giống là Hatch – Claret – Kelso – Roundhead.

lai xa

So với phương pháp lai cận huyết, tỷ lệ con dị tật ở phương pháp lai xa sẽ thấp hơn rất nhiều. Thế nhưng cách lai tạo này không thực sự ổn định, có thể xảy ra nhiều vấn đề: Không kiểm soát được gen đời con, gà con ra đời là một giống gà hoàn toàn mới, khó nắm được cách chăm sóc phù hợp…

NHỮNG CÁCH LAI GÀ ĐÁ CỰA KHÁC HIỆN NAY

Ngoài hai cách lai tạo phổ biến ở trên, hiện nay người ta còn áp dụng một số cách lai gà đá cựa khác mang lại hiệu quả sau đây. Các cách này thường áp dụng với những trang trại nuôi gà thịt, gà công nghiệp.

LAI DỰA

lai dựa

Cách lai gà đá cựa này khá giống với lai xa. Nhưng có điều là người ta chỉ lấy gà trống từ một nguồn mà thôi.

  • Ưu điểm: Cải thiện được tình trạng của gà
  • Hạn chế: Chỉ có một giống gà trống trong đàn để bảo đảm chất lượng

LAI QUẦN

Phương pháp này thường được áp dụng ở các trang trại chăn nuôi lớn, quy trình lai tạo không đòi hỏi nhiều về kỹ năng, kinh nghiệm. Chỉ đơn giản là số lượng giữa gà trống và gà mái mà thôi. Chẳng hạn, cứ 20 gà trống thì cho ghép với 180 – 200 gà mái. Đối với quy mô nhỏ hơn thì 1 gà trống với 5 – 12 gà mái.

LAI CUỐN

Cách này cũng chủ yếu áp dụng cho những trang trại nuôi gà thịt. Người ta phân chia thành các nhóm: Gà mái tơ – gà trống trưởng thành, gà mái trưởng thành – gà mái tơ.

Phương pháp lai cuốn này được thực hiện nhằm mục đích cải thiện gen đời sau, mang tới sự đa dạng cho mỗi mùa sinh sản.

LAI CẢI THIỆN

Với những trường hợp lai cận huyết sâu dễ gây ra dị tật cho gà con. Người ta sẽ kết hợp thêm lai cải thiện bằng cách lai xa hơn một đời rồi cho lai lại với dòng cũ. Tức là cứ 6 – 8 đời thì nên khôi phục lại dòng thuần.

lai cải thiện

KẾT LUẬN

Đó là tất cả những cách lai gà đá cựa đang được nhiều sư kê áp dụng nhất hiện nay. Nếu anh em còn phương pháp nào hay hơn, hiệu quả hơn thì chia sẻ cho nhau để cùng tham khảo và áp dụng nhé!