Rate this post

Chuồng gà là nơi gà sẽ dành tới 80% thời gian sống của mình ở trong đó. Chính vì thế, sư kê cần đặc biệt chú trọng tới vấn đề này khi nuôi gà chọi, gà đá. Làm sao để chúng cảm thấy thoải mái nhất trong ngôi nhà của mình, không gây thương tích cho nhau. Hiện nay, chuồng gà được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau. Nhưng chủ yếu vẫn là các bội tre bằng sắt, tre hoặc nhốt trong chuồng xây gạch kiên cố. Với gà tre, kích thước cũng tương tự vậy nhưng sẽ có sự khác nhau đôi chút. Cùng đá gà trực tiếp tìm hiểu kỹ hơn về cách làm chuồng gà đá qua bài viết sau đây.

cách làm chuồng gà đá

NHỮNG DẠNG CHUỒNG GÀ ĐÁ

BỘI NHỐT GÀ ĐÁ ĐƠN GIẢN

Trước khi đến với cách làm chuồng gà đá, chúng ta cùng nhau tìm hiểu một số loại chuồng gà thường được sử dụng nhất hiện nay. Đầu tiên phải kể đến bội nhốt gà đá. Đây là chuồng gà đơn giản nhất, được làm bằng nhiều vật liệu và kích cỡ khác nhau. Tuy nhiên, bội phải tạo được sự thoải mái cho gà. Cao hơn đầu gà khoảng 10cm là được.

bội nhốt gà

Bội có ưu điểm đó là đơn giản, thuận tiện khi di chuyển gà và dễ dàng mua với giá rẻ. Tuy nhiên, không nên nuôi nhốt gà ở trong bội quá lâu, dễ làm gà bị cuồng chân, giảm sức bền. Nên thả cho gà tự do bay nhảy chừng 4 – 5 lần/ ngày.

CHUỒNG GÀ ĐÁ BẰNG TRE

Loại chuồng này thường thấy ở những cơ sở nuôi gà số lượng nhỏ. Chúng được làm bằng tre hoặc cũng có thể là bằng gỗ. Cách làm chuồng gà đá này như sau:

chuồng gà bằng tre

  • Chuồng gà chọi bằng tre thường có hình chữ nhật, chiều dài từ 1m2 tới 1m5, chiều rộng từ 0,7m đến 0.8m. Khung của chuồng được làm bằng tre hoặc gỗ. Bên trên có mái che chắc chắn. Xung quanh chuồng được quay bằng lưới mắt cáo để ngăn ngừa chuột, rắn vào cắn gà.
  • Nền chuồng được trải trất giúp bảo vệ chân gà, cựa gà không bị tổn thương.

Chuồng này rất dễ làm, chi phí rẻ. Vì thế nếu anh em đang nuôi số lượng gà đá không quá nhiều, có thể sử dụng loại chuồng này.

CHUỒNG GÀ ĐÁ BẰNG LƯỚI

Chuồng gà đá bằng lưới được khá nhiều người ưa chuộng bởi sự thuận tiện, thiết kế bắt mắt. Bên cạnh đó còn rất thông thoáng, sạch sẽ, hạn chế mùi hôi mà chi phí xây dựng không quá cao.

chuồng gà bằng lưới

Thế nhưng, với chuồng gà đá bằng lưới, sư kê cần đặt ở vị trí cao ráo, có mái che. Kích thước chuồng phải tính toán cẩn thận, phù hợp với số lượng gà đang nuôi. Nền chuồng nên lát lớp xi măng và thiết kế có hệ thống thoát nước, đảm bảo vệ sinh, tránh các bệnh thường gặp cho gà.

CHUỒNG GÀ ĐÁ BẰNG GỖ

Loại chuồng này cũng được nhiều người lựa chọn. Cách làm chuồng gà đá bằng gỗ không khó. Hướng chuồng nên quay về hướng Đông Nam và đặt ở những vườn cây gần nhà để tiện cho việc chăm sóc. Chuồng gỗ phù hợp với mô hình nuôi gà số lượng ít.

chuồng gà bằng gỗ

Cách làm chuồng gà đá bằng gỗ như sau:

  • Khung chuồng nên chọn những thanh gỗ chắc chắn hoặc thanh tre nữa. Ngọn tre có thể tận dụng để làm thành nền. Với chuồng gà đá, gà chọi, chiều rộng chuồng vào khoảng 2m5 – 3m, chiều dài từ 3m – 3m5. Mái chuồng gà nên lợp bằng rơm hoặc lá cọ để giảm sự hấp thụ nhiệt vào trong chuồng. Giúp chuồng nuôi luôn mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.

HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM CHUỒNG GÀ ĐÁ BẰNG LƯỚI B40

Với chuồng gà làm bằng lưới B40, chúng ta cũng chia thành nhiều dạng khác nhau. Mỗi dạng lại có những cách làm chuồng gà đá khác nhau cụ thể như sau:

DẠNG QUÂY

Làm chuồng dạng quay bằng lưới B40 mang tính thẩm mỹ và hiệu quả cao. Nhưng số tiền đầu tư không hề nhỏ và trọng lượng của chúng cũng khá nặng. Ngoài ra, chuồng này cũng cần có thêm bạt che chắn mỗi khi trời mưa gió lạnh.

chuồng dạng quây

Để làm chuồng quây bằng lưới B40, bạn cần chuẩn bị: Lưới B40, cột sắt hoặc cột tre to hoặc cột bê tông, kìm, dây thép nhỏ, thanh sắt, tô vít nhỏ.

Cách làm chuồng gà đá dạng quây như sau:

  • Định hình dáng của chuồng bằng cách xác định khu vực nuôi và quay lại. Sau đó chia nhỏ từng khu vực ra, tùy vào nhu cầu. Chẳng hạn bố trí ở khu nuôi nhốt, khu thả vườn, khu tập thể dục…
  • Tiếp đến, chôn các cọc sắt, cọc tre hoặc cọc bê tông trên khu vực đã định hình trước đó. Nên chôn sâu một chút để các cột này chịu được sức nặng của cả tấm lưới B40. Thường thì 2 – 3m chôn một cột. Độ cao từ 1m5 – 1m8. Ngoài ra, khi chôn cọc, nên xác định những khu vực đường đi giữa các chuồng. Khu vực cửa ra vào để có sự bố trí hợp lý.
  • Cuối cùng, trải lưới B40 ra, quây theo khu vực đã định hình sắt. Ở bước này, nên nhờ thêm người giúp sức để có thể căng lưới hết cỡ và lưới đứng thẳng đứng. Mối buộc phải thực sự chắc chắn. Bạn có thể dùng thêm tô vít hoặc thanh sắt nhỏ để chọc qua các mắt lưới và siết lại. Cũng có thể dùng máy hàn xì để tăng độ chắc chắn.

DẠNG HỘP

Nếu bạn đang muốn làm chuồng gà diện tích nhỏ, dễ quản lý và chăm sóc thì có thể làm chuồng dạng hộp. Lưới B40 sẽ được quây quanh các khung sắt cố định, tạo sự chắc chắn, an toàn. Ngoài ra có thể thiết kế thêm cả hệ thống hứng phân ở dưới để dễ vệ sinh hơn. Nhưng cách làm chuồng gà đá dạng hộp cần tốn khá nhiều thời gian, cần có thêm cả máy hàn xì để cố định các điểm nối.

chuồng hộp

Nguyên liệu để làm chuồng hộp gồm: Lưới B40, Máy cắt sắt, Máy hàn xì, Que sắt hoặc inox dạng hộp, kìm, tô vit, dây sắt thép nhỏ.

Cách làm chuồng gà đá dạng hộp bằng lưới B40 như sau:

  • Định hình khung chuồng bằng lưới B40. Xác định khu vực cần làm, có bao nhiêu chuồng, mấy tầng… lên phương án cần chuẩn bị trước bao nhiêu que sắt, que inox.
  • Dùng máy cắt sắt để cắt các que sắt theo phần diện tích đã xác định trước. Xác định số lượng thanh sắt hoặc inox dùng để làm khung. Mỗi khung cao bao nhiêu, rộng dài thế nào.
  • Tiếp đến, nối các thanh này với nhau bằng máy hàn xì, có thể dùng dây thép cũng được.
  • Căn cứ vào diện tích chuồng gà đã xác định trước, cắt lưới B40 và quây xung quanh. Lưu ý, phải giăng lưới B40 thật căng, dùng máy hàn xì hoặc dây thép cố định chặt lại.
  • Cửa ra vào cũng cần được thiết kế cho phù hợp, thuận tiện nhất. Nếu làm thêm tầng thì cần bố trí thêm các thanh chắn để làm tầng cho chuồng gà đá.
  • Cuối cùng, dùng mái tôn hoặc mái bô lô xi măng để lợp mái.

DẠNG KẾT HỢP

Ngoài hai cách trên, cách làm chuồng gà đá dạng kết hợp lưới B40 với các vật liệu như gạch, sắt… để tạo thành chuồng gà có độ chắc chắn tốt hơn, thẩm mỹ hơn cũng được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, dạng chuồng này tốn khá nhiều công sức. Kỹ thuật thi công phải khéo léo. Đồng thời cũng tốn khá nhiều thời gian tháo dỡ.

chuồng gà dạng kết hợp

Nguyên liệu làm chuồng dạng hỗn hợp gồm: Lưới B40, cát, gạch, xi măng, khung sắt, máy cắt, máy hàn xì, tấm mái tôn, tấm bô lô xi măng.

Cách làm chuồng gà đá kết hợp như sau:

  • Xây khung chuồng gà dựa trên số gà dự tính nuôi và diện tích dự kiến xây.
  • Dùng lưới B40 làm cửa, vách ngăn giữa các chuồng với nhau. Những hạng mục nền, móng và phía sau chuồng thì làm bằng gạch đá, xi măng.
  • Dùng máy hàn, hàn xì để ghép các khung sắt, khung thép vào tường gạch. Ở bước này người thi công phải có kỹ thuật tốt. Vì thế nếu bạn không chuyên về vấn đề này, có thể nhờ hoặc đi thuê người làm.
  • Đo đạc, cắt lưới B40 theo kích thước trước đó. Dùng máy hàn xì để kết nối các khung sắt thép lại với nhau, giúp chuồng gà trở nên chắc chắn hơn.
  • Phủ mái chuồng bằng mái nhôm hoặc bô lô xi măng. Nhớ gắn chặt để phòng mưa gió dễ bị thổi bay. Có thể bắt vít để cố định chúng lại.

KẾT LUẬN

Trên đây là các cách làm chuồng gà đá đơn giản, được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Tùy vào điều kiện cụ thể của việc nuôi cũng như số lượng gà cần nuôi nhốt, bạn có thể chọn loại chuồng phù hợp nhất.