4/5 - (1 bình chọn)

Đá gà C1 chính là sân chơi quy tụ những chú gà chiến hay, có tiền thách độ từ vài chục cho tới vài trăm triệu đồng mỗi trận. Nếu bạn chưa biết nhiều về đá gà C1. Hãy tiếp tục theo dõi bài viết này của đá gà trực tiếp để có những thông tin hữu ích về bộ môn “thể thao đá gà” đặc biệt này nhé!

GÀ ĐÁ C1 LÀ GÌ?

Nếu bạn là người yêu thích bóng đá thì sẽ dễ dàng hình dung hơn về giải C1 đá gà này. Nếu như ở Campuchia, Thái Lan, Campuchia,… đá gà được công nhận là bộ môn giải trí hợp pháp, được tổ chức bài bản, mang tới doanh thu hàng triệu đô cho nền kinh tế của quốc gia. Thì ở Việt Nam chúng ta, đá gà được coi là một hình thức cá cược. Nếu được diễn ra ở các lễ hội thì cũng chỉ dừng lại ở mức đá vui, đá giao lưu và có sự quản lý chặt chẽ của chính quyền. Dẫu vậy, ở nhiều tỉnh thành như miền Tây, Thái Bình, Ninh Bình, Bình Dương… người ta vẫn âm thầm mang gà đi đá giải.

đá gà C1

Có không ít chiến kê đã ghi danh mình trên bảng vàng C1, nổi danh khắp các sới gà cả trong nước lẫn nước ngoài. Có thể kể đến như: Xám Messi, Xám Thần, Mơ Thần, Ô Taxi, Tía King Kong,…

Trong giới đá gà, người ta chia giải đấu thành 2 cấp chính đó là C1 và C2:

  • Đá gà C1 là nơi quy tụ các chiến kê đá hay, đã từng tham gia thi đấu và đạt giải ở các cấp độ nhỏ: Trong tỉnh, liên tỉnh, liên thành phố.

đấu trường C1

  • Đá gà C2 là nơi tranh tài chiến kê có quy mô nhỏ hơn. Những chiến kê thắng được 2 – 3 độ thì đều có thể tham gia giải đấu này. Khi tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thắng được nhiều trận lớn thì có thể nâng cấp lên hàng C1.

Có thể thấy rằng, đá gà C1 là đấu trường đẳng cấp, nơi tranh tài của những chiến kê đã có quá nhiều kinh nghiệm và thành tích thi đấu. Giải đấu này mang tới cho người xem những trận đấu mãn nhãn và hút mắt.

NHỮNG QUY TẮC TRONG SỚI ĐÁ GÀ C1 MÀ KÊ SƯ NÊN NẮM RÕ

Không quan trọng bạn là người chơi hay là sư kê mang gà đi tranh giải, bạn cũng cần phải nắm rõ các quy tắc trong sới đá gà C1 để có thể biết như thế nào là mình thắng, như thế nào là mình thua, nên làm gì và không nên làm gì để tránh thiệt thân nhé!

THỨ NHẤT – CHỦ ĐỘNG CHỌN CHỖ ĐỨNG

Như đã nói ở trên, đá gà C1 tại Việt Nam hoàn toàn là tổ chức chui nên địa điểm đá gà không được đầu tư quá nhiều, chỉ cần không gian rộng rãi, an toàn và khó tìm là được.

Trước khi vào trận, gà đá sẽ được kiểm tra tổng quát về sức khỏe, chạng cân. Sau khi gà chiến được trả về, bạn hãy quan sát thật kỹ sân chơi và chọn vị trí phù hợp:

  • Nếu sân bị lồi lõm, mấp mô chỗ cao chỗ thấp, hãy chọn chỗ cao để đứng. Như vậy khi thả gà, gà chiến của bạn sẽ chiếm ưu thế hơn.
  • Nếu đá gà trong nhà, nên chọn chỗ tối – chỗ ánh sáng không quá gắt để tránh làm gà bị quáng mắt.
  • Còn nếu đá gà ngoài trời, hãy chọn chỗ sáng.

Khi đã chọn được vị trí tốt, cứ để gà xuống đất và nhìn theo tầm hướng mà gà nhìn là ổn nhất.

nguyên tắc đá gà c1

THỨ HAI – GIỮ KHOẢNG CÁCH KHI NHỬ GÀ TRONG ĐÁ GÀ C1

Thêm một quy tắc đá gà C1 nữa bạn cần nhớ đó là không ôm gà đi lung tung giao lưu. Và càng không nên cho gà tiếp xúc gần với gà của đối thủ. Nếu thấy đối thủ cố tình mon men tới gần, tốt nhất là nên tránh.

Khi có hiệu lệnh của trọng tài hô “nhử gà” bạn vẫn nên giữ khoảng cách với đối phương. Bởi thực tế có không ít tay chơi đá gà chuyên nghiệp lợi dụng thời điểm hày để gà họ đâm gà mình.

THỨ BA – ĐỪNG VỘI KHI GÀ ĐỐI THỦ DÍNH CỰA

Kết thúc giai đoạn nhử gà, hai bên sẽ bước vào cuộc chiến thực sự. Khi có hiệu lệnh “sẵn sàng thả gà” của trọng tài, hãy từ từ đặt gà xuống sân. Nhớ là 1 tay bợ cánh, ngực, đùi còn tay kia nắm đuôi của chiến kê. Đảm bảo cho chiến kê giữ thăng bằng tốt.

Đợi khi trọng tài hô “buông đuôi” thì hãy nhanh chóng thả tay ra để chiến kê của bạn chiếm ưu thế tấn công đối thủ. Chỉ cần chậm nửa nhịp thôi cũng sẽ khiến cho chiến kê của bạn thất thế trước đối thủ và gặp nguy hiểm.

cách xử lý gà bị dính cựa khi đá

Trong sới gà đá C1 có một quy định đó là chủ gà phải đứng cách chiến kê của mình 2 thước. Nhưng thực tế khi thi đấu thì không mấy ai chú ý tới vấn đề đó đâu. Bạn chỉ cần đứng cách khoảng 1 thước là được để tiện bề quan sát và xử lý tình huống.

Trong trận đấu, nếu gà đối thủ bị dính cựa của gà mình, bạn đừng vội chạy tới gỡ ngay. Nên nhờ trọng tài hoặc chủ của gà kia tới can thiệp. Như vậy sẽ kéo dài được đòn đánh và không làm cho vết thương nặng hơn, tăng khả năng giành chiến thắng cho bạn.

Còn nếu gà của bạn bị dính cựa của đối thủ, hãy chạy ngay tới gỡ, không để chủ gà bên kia gỡ hộ. Bởi chỉ có một số ít người có ý tốt mà thôi, phần nhiều họ gỡ rồi đâm cựa sâu hơn. Vậy nên, tốt nhất bạn nên tự gỡ nhé!

THỨ TƯ – XỬ LÝ VẾT THƯƠNG NHANH CHÓNG TRONG PHÚT GIẢI LAO TRONG ĐÁ GÀ C1

Vào giờ giải lao, sư kê cần kiểm tra kỹ tình trạng của chiến kê. Nhanh chóng xử lý vết thương để gà có thể tiếp tục chiến đấu. Với những vết thương nhẹ thì có thể để xử lý sau. Lấy khăn thấm nước và lau sạch mặt mũi cho gà rồi vỗ hen, thông miệng, làm sạch đờm, máu ở trong họng gà. Riêng với các vết thương hở, chảy máu. Tốt nhất cố gắng cầm, dùng đất rịt lên nhé!

Bên cạnh đó, sư kê cần phán đoán được tình hình của chiến kê và tìm cách giải quyết. Và dưới đây là những vết thương có thể xuất hiện trong quá trình cáp độ, sư kê cần biết để có thể xử lý nhé!

xử lý vết thương khi gà đá

  • Gà bị vẹo cổ: Nếu bị đối thủ đá vào cột sống, rất có khả năng gà của bạn sẽ bị vẹo cổ. Lúc này hãy đè cổ gà xuống, dùng hơi nóng chườm vào lưng, kéo nhẹ cho cổ gà dãn ra. Còn nếu vết thương nặng, sư kê nên chủ động dừng độ, nếu tiếp tục chiến, gà của bạn chỉ có chết mà thôi.
  • Khò khè: Nếu nghe thấy tiếng gà thở khò khè, đừng vội làm nóng lưng. Hãy để chúng đứng xuống đất để nó tự ói ra. Nếu vẫn không được thì hút ra hoặc vỗ hen để thông đường thở cho gà.
  • Gà bị quáng: Gà có thể bị quáng nếu bị trúng đòn vào đầu. Nó sẽ chẳng thể nhìn rõ được đối thủ, đánh cũng không còn chính xác. Lúc này bạn hãy đặt gà lên đùi của mình. Dùng ngón cái và ngón trỏ nắm vòng xuống dưới cằm, từ từ kéo dãn cổ gà ra. Tiếp đến là hà hơi nóng vào gáy của chúng. Như vậy gà có thể tiếp tục vào trận nhé!
  • Gà có dấu hiệu đứng không vững: Rất có thể gà đã bị chấn thương cột sống. Lúc này bạn hãy làm nóng lưng gà, xoa lưng cho nó, tay còn lại xoa bóp và kéo dãn chân gà ra nhé!
  • Gà gãy chân, gãy cánh: Chẳng còn cách nào khác ngoài việc bạn phải cầm cự tới cuối trận. Khi thả gà lại, hãy cố gắng để chúng đứng vững hoặc nghiêng về phần cánh không bị tổn thương.
  • Động kinh: Nếu thấy gà có dấu hiệu run rẩy, đứng không vững và tê liệt. Ngay lập tức hãy làm nóng cơ thể chúng, sau đó cho nằm lên đùi để gà có thể tỉnh táo trở lại.

Tuyệt đối không cho gà uống nước. Có thể thấm nước vào miệng chúng. Làm ướt tay, xoa bóp nhẹ vào nách, đùi của gà cho nó hạ nhiệt.

KẾT LUẬN

Đó là tất cả những gì về đá gà C1 mà chúng tôi muốn chia sẻ tới qusy sư kê. Nếu anh em đã có kinh nghiệm tham gia các sàn đấu lớn, hãy chia sẻ kinh nghiệm với mọi người để cùng nhau học hỏi kinh nghiệm nhé!