Rate this post

Gà bị chướng diều khô chân là một căn bệnh khiến người chăn nuôi đau đầu khi gặp phải. Đây cũng là hiện tượng mà các chiến kê thường gặp phải, dẫn hiện tượng suy giảm sức khỏe khiến chủ kê lo lắng. Nếu không được chữa trị nhanh chóng và kịp thời, bệnh này có thể dẫn đến nhiều thiệt hại. Cùng đá gà trực tiếp Thomo360 tìm hiểu về biểu hiện bệnh, nguyên nhân gây bệnh cũng như cách điều trị và phòng tránh.

Tìm hiểu nguyên nhân gà bị chướng diều khô chân

Các chiến kê thường gặp chứng chướng diều khô chân trong giai đoạn còn nhỏ đến khi lớn khoảng 1kg. Gà chọi có thể gặp tình trạng chỉ bị chướng diều mà không bị khô chân hoặc ngược lại, chỉ khô chân mà không chướng diều.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng gà bị chướng diều khô chân có thể do một số chứng bệnh thường gặp xảy ra trong giai đoạn gà còn non như tụ huyết trùng, Newcastle… Ngoài ra, ở gà con còn có thể do chứng Gumboro hoặc bệnh bạch lỵ…

Đặc biệt, đối với gà trong giai đoạn mới nở cho tới dưới 1 tháng tổi, gà bị chướng diều khô chân có thể do chủ kê úm gà với mật độ nuôi quá cao. Chuồng úm không đáp ứng các điều kiện về kỹ thuật úm gà con như nhiệt độ, mật độ, ánh sáng… sẽ khiến gà bị thiếu nước. Từ đó, các chiến kê sẽ bị mất nước, khô chân và chướng diều.

Gà bị chướng diều khô chân
Nguyên nhân dẫn đến bệnh khô chân và chướng diều

Tác hại của chứng chướng diều khô chân ở gà

Gà bị chướng diều khô chân có thể dẫn đến một số tác hại ở cả gà thịt cũng như các loại gà chọi như sau:

  • Gà biếng ăn, bỏ ăn nên bị suy, trong thời gian dài có thể khiến gà chết yểu
  • Gà có thân hình gầy gò, lông xơ xác và ủ rũ, tách đàn
  • Cơ thể gà phát triển không tốt, đến giai đoạn trưởng thành có vóc dáng thấp yếu, không có khả năng chiến đấu.

Như vậy, chứng chướng diều khô chân có thể tác động rất nhiều tới quá trình trưởng thành và phát triển của các chiến kê. Cùng tìm hiểu một số biểu hiện của chứng bệnh này để phát hiện bệnh nhanh chóng!

Gà bị chướng diều khô chân
Tác hại của căn bệnh này đối với gà chọi

Triệu chứng bệnh khi gà bị chướng diều khô chân

Một số triệu chứng rõ nhất khi chiến kê đang gặp phải chứng bệnh chướng diều khô chân này được liệt kê như sau:

  • Chân khô, vảy chân thâm lại do cơ thể gà mất nước.
  • Gà thiếu chất xơ, thường ăn uống quá nhiều nên bị bội thực, diều gà luôn căng.
  • Gà ăn ngày càng ít và sau đó bỏ ăn hẳn.
  • Gà có biểu hiện mệt mỏi, thường nằm ở nhiều chỗ khác nhau mà không linh hoạt.
  • Gà bị tiêu chảy, phân gà trắng.
  • Hai mắt gà lờ đờ, thường xuyên nhắm mắt như đang ngủ.

Ngoài ra, một số biểu hiện có thể xuất hiện trong quá trình phát bệnh có thể kể đến như gà rù, thường xuyên thở khò khè và đi ngoài ra phân nhớt.

Gà bị chướng diều khô chân
Triệu chứng phổ biến của bệnh chướng diều, khô chân

Cách chữa trị khi gà bị chướng diều khô chân

Chữa trị bệnh càng nhanh thì gà càng ít bị ảnh hưởng về mặt sức khỏe, có khả năng duy trì được thể lực tốt nhờ sức đề kháng được tăng lên. Tìm hiểu chi tiết về cách điều trị gà bị chưởng diều và khô chân đã được tổng hợp như sau.

Chữa trị cho gà con

Những con gà con có biểu hiện bị khô chân sẽ được tách đàn để tiện theo dõi và điều trị, tránh trường hợp gà lây cho cả đàn, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cả đàn. Sau đó, gà phải được duy trì nhiệt độ úm thích hợp để tránh tình trạng nhiệt độ quá nóng, gà bị sốc nhiệt và mất nước.

Trong mỗi chuồng quây chỉ nên quây khoảng 60 đến 100 con gà chọi con với bóng đèn treo cách không quá gần. Ngoài ra, vị trí treo cũng nên được đặt phù hợp để tránh việc nhiệt độ không đều, có chỗ nhiệt độ quá cao trong khi chỗ khác lại quá lạnh.

Ngoài ra, với việc gà bị khô chân, mất nước thì điều quan trọng hàng đầu là bổ sung nước cho gà. Chủ kê nên sử dụng Immuno Ones, kết hợp sử dụng các loại Vitamin, khoáng chất và chất điện giải để cơ thể gà giữ nước tốt hơn.

Gà bị chướng diều khô chân
Cách chữa trị bệnh cho gà

Đối với gà trưởng thành

Gà trưởng thành cũng cần được nuôi trong chuồng trại thông thoáng, chất độn không quá dày và phải được khử trùng thường xuyên. Mật độ và nhiệt độ nuôi gà ở giai đoạn này cần thấp hơn so với khi úm gà con.

Ngoài ra, để tránh bị căng diều thì chủ kê cần kiểm soát lượng gà ăn hàng ngày. Các loại ngũ cốc được cung cấp để gà có đủ năng lượng. Đồng thời, các loại protein và đạm có thể được bổ sung qua các loại thuốc bổ. Nếu gà quá nóng và bị sốt, sư kê có thể bổ sung thêm Vitamin C trong khẩu phần ăn của gà.

Bài viết trên chia sẻ cách điều trị cho gà bị chướng diều khô chân, tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách điều trị bệnh hiệu quả. Để phòng bệnh, chủ kê nên chú ý úm nuôi gà với mật độ thích hợp và chú ý kiểm soát chế độ ăn uống của gà. Mong rằng những kiến thức hữu ích trên sẽ được vận dụng hiệu quả, giúp chiến kê nhanh chóng khỏi bệnh và khôi phục sức khỏe!