Rate this post

Kén mép là một trong những căn bệnh mà bất cứ chiến kê nào cũng có thể mắc phải trong quá trình phát triển của mình. Vậy khi mắc loại bệnh này gà sẽ có biểu hiện gì? Đâu là cách chữa gà bị kén mép nhanh chóng, hiệu quả mà sư kê có thể áp dụng? Tất cả sẽ được chúng tôi chia sẻ cụ thể qua bài viết sau đây. Mời sư kê cùng tham khảo.

KÉN GÀ HAY KÉ GÀ LÀ GÌ?

Trước khi đến với cách chữa gà bị kén mép, sư kê cần hiểu đúng về loại bệnh thường gặp ở gà này đã nhé!

gà bị kén mép

Kén gà (hay ké gà) là hiện tượng trên cơ thể gà xuất hiện một cục khá lớn mặc dù không bị xây xát, té ngã gì. Cục u này thường mọc ở dưới cơ tại các vị trí như cần cổ, bầu diều, đầu, mép… gây ra những bất tiện nhất định cho gà trong quá trình sinh hoạt. Và càng bất tiện hơn nếu kén này mọc ở mép gà.

KÉN GÀ THƯỜNG MỌC Ở ĐÂU?

Tùy vào từng vị trí kén mọc ở đâu mà ta sẽ có cách chữa trị và thời gian điều trị khác nhau. Một số loại kén gà thường gặp có thể kể đến như: Kén đầu, kén bầu diều, kén méo, kén lườn… Trong đó gà bị kén mép được coi là kén dễ chữa trị và nhanh chóng phục hồi hơn cả. Còn kén lườn, kén cổ là khó điều trị nhân.

kén gà hay mọc ở đâu

Nguyên nhân khiến gà bị kén chủ yếu là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu chất. Hoặc gà bị dầm trong da, gà bị vết thương trong quá trình thi đấu…

HƯỚNG DẪN CHỮA KÉN MÉP CHO GÀ BẰNG THUỐC

Chữa gà bị kén mép bằng thuốc được coi là cách chữa đơn giản, hiệu quả nhanh chóng hơn cả. Sư kê có thể tìm mua các loại thuốc tiêu kén tại các tiệm thuốc thú y. Công dụng của thuốc này đó là:

  • Hỗ trợ giảm sưng, chống viêm
  • Giúp giảm đau hiệu quả và chống phù nề
  • Hạn chế được tình trạng sổ mũi, cảm cúm của gà

chữa kén gà bằng thuốc

Khi dùng thuốc chữa gà bị kén méo, hiệu quả sẽ rất nhanh chóng. Giảm sưng tức thì, tình trạng viêm, phù nề cũng giảm đi đáng kể. Ngay khi gà có biểu hiện bị kén mép, nên dùng thuốc điều trị càng sớm càng tốt. Vì càng để lâu, bệnh càng nặng, càng khó điều trị. Với những trường hợp nặng còn phải mổ kén để lấy ra tốn khá nhiều công sức.

GÀ BỊ KÉN MÉP NHẸ

Với những trường hợp gà bị kén mép mức độ nhẹ, bạn có thể tìm mua thuốc LamPam hoặc B80 tại các tiệm thuốc thú y nhé!

  • Với thuốc LamPam, mỗi viên con nhộng pha với 3 – 5cc nước uống, sau đó bơm thẳng vào miệng gà. Từ 3 – 5 ngày sẽ thấy hiệu quả.
  • Với thuốc B80, dùng bông để chấm vài giọt, thoa nhẹ lên vùng bị kén mép. Mỗi ngày bôi khoảng 2 lần là được.

thuốc Lampam trị kén gà

Việc điều trị này nên tiến hành thường xuyên, liên tục để gà nhanh khỏi, hạn chế bị tái phát sau này.

THUỐC ĐẶC TRỊ KÉN MÉP VIOLET

Loại thuốc trị kén mép này cũng được khá nhiều người lựa chọn, bởi giá thành rẻ và thuốc rất dễ sử dụng. Thuốc này chuyên dùng để điều trị gà bị rách mỏ, kén mép hoặc bị các vết thương hở ngoài da… rất hiệu quả. Cách dùng đơn giản như sau:

  • Lấy một chút nước ấm ở khoảng 30 – 40 độ C để rửa sạch vùng mép gà bị kén.
  • Bôi thuốc Violet lên với liều lượng 2 lần/ ngày để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất.

thuốc Violet

GÀ BỊ KÉN MÉP NẶNG

Với những trường hợp gà bị kén mép nặng thì sư kê có thể tăng liều lượng thuốc LamPam lên. Dùng khoảng 1,5 viên con nhộng thuốc pha với 3-5cc nước rồi bơm trực tiếp vào trong miệng của gà. Cách này sẽ giúp việc điều trị đạt được hiệu quả tốt hơn và nhanh hơn.

tăng liều lượng Lampam khi gà bị kén nặng

HƯỚNG DẪN CHỮA KÉN MÉP CHO GÀ BẰNG MỔ

Ngoài phương pháp sử dụng thuốc để điều trị gà bị kén mép ở trên, ta còn một phương pháp nữa cũng được nhiều sư kê áp dụng đó là mổ kén mép cho gà.

Tuy nhiên sư kê cần lưu ý, không nên mổ quá sớm, gà dễ bị tái phát ngay sau đó. Nên chờ cho tới khi kén “chín già” tức là phần kén đó dồn lại, cứng lên, nhẫn vào có thể chạy qua chạy lại thì mới nên mổ kén.

mổ kén mép cho gà

Với trường hợp gà bị kén ở đầu, cổ, bầu diều thì nên ưu tiên mổ hơn là dùng thuốc. Còn kén mép thì ưu tiên dùng thuốc sẽ tốt hơn. Nếu áp dụng cách mổ kén mép cho gà, sư kê cần phải thao tác thật cẩn thận để đảm bảo vết mổ không bị nhiễm trùng, không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của gà sau khi mổ.

Khi mổ kén mép, ta sẽ trích một lỗ nhỏ ở ngay kén. Sau đó lấy ống tiêm hút hết dịch trong kén ra. Tiếp đến bơm Lincomycin vào và rút ra tiếp. Thực hiện liên tục như vậy trong 5 ngày với liều lượng 1 phần 3 ống Lincomycin, sẽ có kết quả tốt nhất. Tới khi kén mép khô, cứng lại ta sẽ dùng tay sạch bóc kén ra là xong.

Tốt nhất, khi mổ kén mép cho gà sư kê nên có sự tư vấn của những người có kinh nghiệm, của các bác sĩ thú y để hạn chế tình trạng gà mất máu, nhiễm trùng có thể khiến gà bị suy yến và chết.

KHI MỔ KÉN MÉP CHO GÀ CẦN PHẢI ĐỂ Ý GÌ?

  • Không mổ kén mép cho gà quá sớm, gà dễ bị tái phát bệnh. Nên chờ kén khô cứng lại thì mới tiến hành để có hiệu quả tốt nhất.
  • Thao tác cẩn thận, tiệt trùng dụng cụ mổ kỹ càng, duy trì chế độ dinh dưỡng, chăm sóc cho gà sau mổ thật tốt để gà mau hồi phục.
  • Nên tiến hành mổ với đầy đủ dụng cụ y tế, thuốc sát trùng, thuốc mỡ.
  • Nơi tiến hành mổ phải đầy đủ ánh sáng, sạch sẽ và khô thoáng.

Lưu ý khi mổ gà bị kén mép

KẾT LUẬN

Như vậy, ở phía trên Thomo360 đã vừa chia sẻ tới sư kê nguyên nhân và cách điều trị gà bị kén mép đơn giản, hiệu quả nhất. Mong rằng bài viết đã mang tới thông tin hữu ích giúp sư kê chăm sóc, nuôi dưỡng chiến kê tốt nhất, khỏe mạnh nhất.