Rate this post

Đối với những người nuôi gà đá, làm sao để chiến kê tới pin, tới bo, đủ lực… là điều mà họ đặc biệt quan tâm. Thế nhưng, lượng người thành công không nhiều. Nuôi gà đá đòi hỏi sự kiên trì và học hỏi rất nhiều. Người nuôi phải có đam mê đủ lớn thì mới đạt được thành tựu. Nếu bạn đang tìm kiếm bí kíp, cách nuôi gà đá hiệu quả để áp dụng cho chiến kê của mình. Những thông tin mà đá gà trực tiếp chia sẻ ngay sau đây sẽ mang tới cho bạn những kiến thức hữu ích đó. Hãy xem hết bài viết nhé!

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI GÀ ĐÁ HIỆU QUẢ

Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ tới quý sư kê các cách nuôi gà đá hiệu quả, được tổng hợp từ kinh nghiệm của nhiều sư kê lão luyện. Tham khảo ngay, bạn sẽ biết làm thế nào để chiến kê của mình tới pin, tới bo, đạt được sức khỏe tốt nhất.

PHƯƠNG PHÁP NUÔI GÀ ĐÁ GIÚP BO LỚN VÀ SỨC TRÂU

Để gà có thể đá bo lớn, trước tiên anh em phải đảm bảo chiến kê của mình đã đủ tuổi, đủ sức khỏe đã. Hai yếu tố này được quyết định dựa vào điều kiện nuôi và chế độ dinh dưỡng cụ thể mà sư kê áp dụng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu tâm tới 4 vấn đề sau đây:

  • Thứ nhất: Vào khoảng 4 giờ sáng, cho gà uống nước để khí huyết lưu thông, các cơ săn chắc.
  • Thứ hai: Cho gà quần sương để cơ thể gà săn chắc hơn, tăng đề kháng, gà có thể thích ứng tốt với môi trường bên ngoài và ít khi bị mắc bệnh.
  • Thứ ba: Tắm cho gà bằng rượu thì 1 – 2 lần/ tuần để khí huyết lưu thông tốt. Không nên tắm rượu quá thường xuyên. Những ngày còn lại tắm bằng nước sạch hoặc tắm trà đều được.

nuôi gà đá

  • Thứ tư: Cho gà có không gian di chuyển vận động thường xuyên. Nên có khu vực vui chơi riêng cho gà. Cách này sẽ giúp cho đôi chân gà săn chắc, rắn khỏe, đá có lực, tăng độ máu chiến và hung hãn. Nhốt gà trong chuồng quá nhiều sẽ khiến chúng nhát đòn, mất khôn và sợ sệt. Với gà đá bo lớn, việc đá có lực, sức trâu thực sự rất cần thiết. Tưởng tượng mà xem, gà đá của bạn có đủ pin, đủ lực đá mạnh nhưng lại nhanh hụt hơi thì nhanh cũng như không. Dù biết gà đá cựa sắt và đá đòn khác nhau, thời gian đá cựa diễn ra nhanh, nhưng lỡ không may ra trường đấu gặp đối thủ có sức khỏe tốt, bền đòn thì lúc đó con nào dai sức hơn, con đó mới là kẻ chiến thắng.

Chính vì những lý do trên mà bạn phải chắc chắn rằng gà của mình phải có sức trâu, có thể thi đấu kéo dài từ 15 – 20 phút, thậm chí là hơn như vậy. Muốn đạt được điều đó, bạn cần phải:

  • Cho gà chạy lồng: Cách nuôi gà đá này rất hiệu quả trong việc tăng sức bền, tăng sức mạnh cho đôi chân, giúp các cú đá của gà có lực hơn.
  • Vần gà: Cách này sẽ giúp tăng sự hung hăng cho chiến kê, đồng thời giúp các cơ săn chắc hơn rất nhiều.

vần gà

  • Quay thóc: Mỗi ngày tiến hành quay đủ 40 vòng, có thể bắt đầu từ 15 – 20 vòng sau đó tăng dần lên 40 vòng/ ngày.

CÁCH NUÔI GÀ ĐÁ TĂNG KÝ HIỆU QUẢ VÀ ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP

Phải thẳng thắn thừa nhận rằng, nuôi gà đá không hề đơn giản. Nếu như nuôi gà công nghiệp, gà thịt, chỉ cần chăm cho chúng sống, tăng cân nhanh, nhanh được xuất chuồng. Thì với gà đá lại khác, sư kê cần ép cân gà, gà không được quá nặng nhưng cũng không quá ốm. Phải có sức lực, đủ pin, đủ bo, đá có lực… Và điều khiến các sư kê “lao tâm khổ tứ” nhất đó chính là vấn đề tăng ký cho gà. Nghe thì có vẻ dễ, nhưng để làm được thì không hề dễ dàng, nó đòi hỏi rất nhiều kỹ năng. Muốn gà tăng ký, ngoài việc cải thiện chế độ dinh dưỡng ra, sư kê còn phải thường xuyên luyện tập để chúng không bị ù lì, chậm chạm, mất đi sự linh hoạt… Đôi khi đó lại là dấu hiệu cho thấy gà đang bị bệnh, cần xem xét lại hệ tiêu hóa.

Gà thiếu ký, đồng nghĩa với sức khỏe của chúng cũng khó đảm bảo, kéo theo nhiều vấn đề khác nữa. Nếu muốn tăng ký cho gà đá hiệu quả, sư kê cần xem lại chế độ dinh dưỡng, nên:

  • Bổ sung thêm đạm vào khẩu phần ăn cho gà

bổ sung đạm cho gà

  • Cho gà sử dụng những vi chất cần thiết, thuốc bổ để hỗ trợ tăng cân
  • Tăng cường vô mồi: Cho gà uống thuốc hoặc thức ăn tươi nhiều dưỡng chất như: sâu superworn, thịt bò, lươn, trạch, dế, trứng, chuối, cà chua,… Nhưng tốt nhất là nên vô mồi bằng thức ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Bên cạnh đó tăng cường chế độ tập luyện cho gà đá để chúng không bị thừa cân, mất đi sự linh hoạt vốn có nhé!

GÀ ĐÁ MUỐN TỚI PIN CẦN ĐẢM BẢO YẾU TỐ SAU

Trước khi tìm hiểu được bí kíp nuôi gà đá tới pin, bạn cần phải hiểu “gà đá tới pin” thực chất là gì đã nhé! Gà đá tới pin tức là gà có đủ sức khỏe, thể lực tốt, sẵn sàng ra trường đấu. Cũng giống như chiếc điện thoại của bạn vậy, khi sạc đủ 100% pin thì ta mới nên mang ra dùng.

Vậy làm cách nào để gà đá tới pin nhanh nhất?

  • Thứ nhất – Tông dòng: Trước tiên, sư kê phải chọn được gà bố – mẹ tốt thì đời con mới có được những cá thể ưu tú. Người xưa vẫn có câu: “Chó giống cha, gà giống mẹ”. Nên chọn những con gà mái hung hăng, máu chiến, có đòn đánh tốt, khả năng sinh sản tốt. Còn với gà bố thì nên chọn những con đã đá thắng từ 2 – 3 trận trở lên. Quan trọng nhất là gà bố mẹ không cùng huyết thống hay cận huyết, không bị dị tật để tránh ảnh hưởng tới đời con.

chọn tông dòng gà đá

  • Thứ hai về chế độ dinh dưỡng: Ngoài thức ăn chính là thóc/ lúa thì sư kê nên bổ sung thêm protein, chất đạm, vô mồi, các vitamin khoáng chất, rau xanh… để gà có đủ pin và đủ lực đá.
  • Thứ ba về chế độ luyện tập khoa học: Sở hữu tông dòng tốt nhưng không chăm chỉ luyện tập thì chiến kê của bạn cũng khó có thể đá hay được.

Thực tế đã cho thấy, gà đã đủ bo, sức bền tốt, khỏe mạnh thì việc tới pin sẽ chỉ là vấn đề thời gian thôi. Khi các yếu tố trên liên kết với nhau tạo nên một chiến kê hoàn hảo. Đừng có gì bất ngờ sao cách nuôi đá gà đọc ở đâu cũng hao hao giống nhau.

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG KHOA HỌC, CHÌA KHÓA ĐỂ NUÔI GÀ ĐÁ KHỎE MẠNH

Nhiều sư kê chú trọng nhiều vào chế độ luyện tập mà lại quên mất rằng, gà đá phải khỏe mạnh thì áp dụng các bài tập mới mang lại hiệu quả tốt. Gà cần phải đủ tuổi, đủ sức khỏe thì mới bắt đầu tập luyện.

Từ trước đến nay, thức ăn chính của gà vẫn luôn là thóc/ lúa. Ngoài ra còn có mồi tươi giàu đạm như: thịt, sâu, dế, rau xanh, giá đỗ, cà chua… Thi thoảng bổ sung vitamin, khoáng chất và chất điện giải để tăng đề kháng cho chúng.

Chế độ dinh dưỡng khoa học không phụ thuộc vào thành phần mà phụ thuộc nhiều vào các cho ăn, giờ ăn và cách mà sư kê áp dụng.

Về vấn đề này, sư kê chỉ cần nhớ là trước khi cho gà ăn thóc/ lúa thì nên ngâm thức ăn trong nước để qua đêm rồi mới cho ăn. Như vậy vừa giúp loại bỏ được các hạt lép, vừa giúp thóc/ lúa mềm hơn, gà ăn sẽ dễ tiêu hóa, hấp thụ thức ăn nhanh hơn. Tránh tình trạng gà bị ngộ độc do ăn phải đất cát, bụi bẩn bám ở thóc lúa.

ngâm thóc cho gà

Hơn nữa, việc ngâm thóc/ lúa trong nước qua đêm sẽ làm giảm đi chất đạm trong đó, giúp sư kê kiểm soát được vấn đề tăng cân của gà. Nhưng lưu ý, không ngâm quá lâu sẽ khiến thóc/ lúa mọc mầm. Nếu thóc/ lúa đã mọc mầm thì tốt nhất bỏ, không nên cho gà ăn vì rất dễ bị ngộ độc. Trừ trường hợp mầm dài từ 3 – 5 cm thành mạ non thì có thể cho gà ăn được, giàu chất dinh dưỡng và chất xơ. Còn nếu bạn không dám chắc thì tốt nhất nên bỏ để đảm bảo an toàn.

CÁCH NUÔI GÀ ĐÁ BO LỚN NHANH CHÓNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

Gần tới ngày thi đấu nhưng gà của bạn bo chưa đủ lớn, thể lực chưa chắc chắn, kèo đá đã được lên lịch không thể hủy được. Làm thế nào để nuôi gà đá bo lớn nhanh? Đây chính là bí kíp mà bạn có thể áp dụng nhé!

TRƯỚC KHI THI ĐẤU

Về cách chăm sóc

Lúc 4 giờ sáng, bạn tiếp nước cho gà đá để gà không bị mất nước, máu huyết lưu thông. Tới sáng sớm thì cho chúng phơi sương dãi nắng. Vừa giúp gà hấp thụ vitamin D, giúp xương chắc khỏe, vừa giúp chúng thích nghi tốt hơn với thời tiết bên ngoài môi trường.

Khi gà phơi nắng, dầm sương xong thì sư kê nên phun rượu trắng vào chúng. Cách này giúp da của gà săn chắc, mượt lông, giúp làm nóng cơ thể của chúng.

chăm sóc gà trước khi thi đấu

Và cuối cùng, thả cho chúng đi bộ thoải mái trong sân vườn để chúng không bị cuồng chân. Tăng khả năng quan sát, sự tinh ranh và không bị phân tâm bởi các yếu tố ngoại cảnh.

Lưu ý: Ở giai đoạn này, sư kê tuyệt đối cản mái, không cho phối giống ngay kẻo làm chiến kê mất sức, không có sức để đá.

Về chế độ dinh dưỡng

Bên cạnh thức ăn chính mỗi ngày là thóc/ lúa, sư kê cũng nên bổ sung thêm mồi để gà hăng máu hơn, có đủ dinh dưỡng. Rau xanh cũng là thức ăn không thể thiếu mỗi ngày. Trộn thêm nhiều rau xanh sẽ giúp gà nhanh no, kiểm soát tốt cân nặng.

dinh dưỡng cho gà đá

Ngoài ra, sư kê cũng cần bổ sung thêm vitamin/ khoáng chất để gà khỏe mạnh hơn. Muốn gà chắc khỏe xương, có thể nghiền nát vỏ sò, vỏ trứng trộn vào thức ăn của chúng nhé!

SAU THI ĐẤU

Có không ít người chỉ chăm chăm chăm sóc gà lúc trước và trong khi thi đấu, sau khi thi xong thì bỏ bẵng chúng. Nhưng bạn nên nhớ rằng, một con gà có thể đá nhiều trận trong cuộc đời của chúng. Vậy nên dù thắng hay thua thì cũng nên chăm sóc chúng cẩn thận sau khi rời sàn đấu.

chăm sóc sau thi đấu

Sau khi thi đấu xong, sư kê nên kiểm tra kỹ lưỡng gà chiến của mình để xem nó có bị thương chỗ nào không, có chỗ nào bị nội thương bầm bím không. Hãy lên lịch để cho nó nghỉ ngơi thật nhiều, đừng vội tập luyện ngay vì sức khỏe của chiến kê lúc này chưa hồi phục. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là cho gà chỉ ăn và ngủ. Tùy vào tình trạng cụ thể của gà, sư kê có thể cho chúng tập các bài vận động nhẹ nhàng như tập quầng – chuồng bay, thả lang…

Om bóp là biện pháp tốt giúp da gà săn chắc, tăng cường cơ. Nhưng không nên om bóp quá nhiều khiến gà bị cảm lạnh, thậm chí có thể làm hỏng gà.

DANH SÁCH CÁC BÀI TẬP GIÚP GÀ ĐÁ CÓ ĐƯỢC THỂ LỰC TUYỆT VỜI

Chẳng có chiến kê nào sinh ra đã đá hay ngay được, ngay cả khi chúng là hậu duệ của những thần kê, linh kê. Muốn đá hay, đá giỏi cần phải trải qua quá trình tập luyện khắt khe.

Để gà đá hay, đá có lực, ra đòn đẹp, có những đòn tấn công độc, lạ, vào trận là thắng thì sư kê cần thực hiện các bài tập nuôi gà đá sau đây:

  • Chạy lồng: Thả một con gà cùng chạng cân vào lồng. Để gà cần tập luyện ở bên ngoài lồng. Tốt nhất nên úp 2 lồng lớn và nhỏ để tạo khoảng cách an toàn, 2 chiến kê không cọ được mỏ vào nhau. Sau đó, gà bên ngoài sẽ chạy quanh lồng để tìm cách chui vào bên trong chiến với con trong lồng. Bài tập này giúp gà tăng sức bền, săn chắc chân, đá có lực hơn.
  • Gà vần gà: Với bài tập này, ta tiến hành bịt mỏ, bịt cựa của hai chiến kê lại. Sau đó thả chúng vào một bãi đất trống để chúng tự vần nhau. Bài tập này giúp tăng sức bền, tăng sự máu chiến, hung hăng cho chiến kê rất tốt.

tập vần gà

  • Gà vần người: Tương tự như gà vần gà. Với bài tập gà vần người này, bạn cho thóc vào một cái lon và quay tròn. Gà sẽ chạy theo lon để ăn. Mỗi ngày cho chúng chạy khoảng 40 vòng là được. 20 vòng quay thuận kim đồng hồ và 20 vòng quay ngược kim đồng hồ.

Lưu ý: Với gà mới tập luyện, thể lực còn yếu, chưa quen, không nên ép chúng tập luyện nhiều quá. Cứ từ từ tăng dần thời gian và cường độ tập lên để đạt hiệu quả tốt nhất.

GIÚP GÀ SĂN CHẮC DA, CÓ LỰC CẦN LƯU Ý NHỮNG VẤN ĐỀ SAU

Những anh em nào chơi đá gà chọi, gà nòi thì cần lưu ý vấn đề này nhé! Còn nuôi gà đá cựa thì có thể bỏ qua. Bởi cách thức chiến đấu của cả hai khác nhau.

  • Với gà đá chọi: Thời gian trận đấu rất dài, chủ yếu dựa vào sức bền của chiến kê để giành chiến thắng.
  • Với gà đá cựa sắt: Thời gian diễn ra của mỗi trận đấu khá ngắn do chiến kê được trang bị cựa sắt rất nhọn. Ngoài khả năng chiến đấu của tự thân mỗi chiến kê, việc thắng thua còn dựa vào cả may mắn nữa.

Đa phần gà chọi thường rất ít lông hoặc không lông. Lông của chúng được cắt ngắn để dễ di chuyển. Vậy nên da cần phải săn chắc, dày… để nếu lỡ có trúng đòn thì sẽ không quá đau đớn, hạn chế bị trầy xước, chảy máu. Nhưng với gà đá cựa thì chúng nên có bộ lông dày, giống như bộ áo giáp sắt để tránh được các vết thương do cựa sắt, cựa dao gây ra.

om bóp gà chọi

Để gà sở hữu làn da săn chắc, dày thì om bóp nghệ chính là phương pháp hiệu quả nhất. Nghệ vẫn được biết đến là thần dược giúp làm mờ sẹo, lành vết thương nhanh. Với gà đá, nghệ pha rượu và om bóp ở lưng, cổ, đầu, ngực… sẽ giúp da ở những phần này dày hơn, chắc hơn.

Nhưng lưu ý, không thực hiện om bóp vào nghệ cho gà khi chúng chưa đủ tuổi, vừa đi thi đấu về hoặc vừa mới khỏi bệnh.

HƯỚNG DẪN CÁCH NUÔI GÀ ĐÁ MÀ ANH EM KHÔNG NÊN BỎ QUA

Phía trên, chúng tôi chỉ giải đáp một số vấn đề các sư kê hay gặp phải khi nuôi gà đá. Còn với những sư kê mới tập thành chơi gà, chưa có kinh nghiệm gì về vấn đề này thì những thông tin sau đây về cách nuôi gà đá từ A – Z là những thông tin quan trọng cần nhớ.

KỸ THUẬT NUÔI GÀ ĐÁ

Cách nuôi gà đá được chia sẻ sau đây chỉ áp dụng cho gà đã đủ tuổi, đủ tháng ra trường đấu. Không cần biết đó là gà bạn nuôi từ nhỏ hay mua bên ngoài về mang đi cáp độ. Bạn cũng cần thực hiện những điều sau:

kỹ thuật nuôi gà đá

GIAI ĐOẠN VỖ BÉO

Khi gà từ 5 – 7 tháng tuổi, sư kê tiến hành vỗ béo cho gà tăng cân, giúp cơ bắp phát triển toàn diện. Chế độ dinh dưỡng cần phải đảm bảo:

  • Thóc/ lúa: Mỗi ngày cho ăn 2 cữ, tới khi gà không thể ăn nữa thì thôi, không cần kiêng cữ.
  • Rau xanh: Mỗi ngày cho ăn 1 cữ với lượng vừa đủ. Không cho ăn quá nhiều vì gà nhanh no và không ăn được thóc/ lúa.
  • Mồi: 2 ngày cho gà ăn thêm mồi tươi 1 lần. Mỗi lần cho ăn khoảng 30 con sâu hoặc 15 con dế hoặc 60gr thịt bò,…
  • Ngoài ra bổ sung thêm: 100mg vitamin B1, B2/ngày; cách 1 ngày cho dùng
  • vitamin A+D3, E; cách 5 ngày cho dùng Phariton,…

GIAI ĐOẠN GIẢM MỠ

Sau 7 tháng tuổi, sư kê cho gà vào giai đoạn giảm mỡ, tăng cơ. Áp dụng các bài tập luyện để tăng sức lực cho gà:

giảm mỡ cho gà đá

  • Quần bội: Cho gà quần 2 lần/ ngày, mỗi lần quần 10 phút
  • Thả lang: Cho gà đi loanh quanh trong vườn, khu chuồng nuôi 3 lần/ ngày và mỗi lần 20 phút.
  • Lúa: Cho ăn 2 cữ/ ngày, mỗi cữ khoảng 70 hạt
  • Rau xanh: Cho ăn nhiều để gà mau no. Cho ăn tới khi chúng không thể ăn được nữa cũng không sao. Có thể cho ăn một số loại rau như: Xà lách, rau muống…
  • Mồi: Chỉ cho ăn 1 lần/ tuần. Nếu cho ăn sâu thì chỉ cho ăn khoảng 10 con. Nếu cho ăn dế thì 7 – 8 con. Nếu cho ăn thịt bò thì khoảng 20gr.
  • Dinh dưỡng: Mỗi ngày cho gà uống 100mg/ ngày với vitamin B1, B2; cách 2 ngày cho dùng vitamin B6, B12; cách 1 ngày cho dùng vitamin A+D3, E

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG

Gà có khỏe không, đủ lực chiến đấu hay không đều phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng. Vậy nên cần đảm bảo có đủ các nguyên liệu sau đây trong khẩu phần ăn mỗi ngày của gà:

  • Thứ nhất, thóc/ lúa: Đây là thức ăn chính của gà đá. Trước khi cho gà ăn, sư kê nên ngâm thóc/ lúa trong nước chừng 30 phút để loại bỏ hết bụi bẩn cũng như các hạt lép xấu. Tiếp đó mang ra phơi và cho gà ăn. Nếu thóc/ lúa ngâm có hiện tượng lên mầm thì nên bỏ.

chế độ dinh dưỡng cho gà chọi

  • Thứ hai, rau xanh: Trong rau xanh có lượng lớn vitamin, khoáng chất. Nó sẽ giúp gà mau nó, kiểm soát tốt cân nặng. Ưu tiên cho gà ăn xà lách, rau giá, rau muống… Thời điểm gà thay lông thì nên cho ăn cà chua để lông mượt hơn.
  • Thứ ba, mồi: Mồi là nguồn cung lớn lượng protein, đạm cho gà. Giúp cho gà khỏe hơn, hăng máu hơn. Bạn có thể cho gà ăn một số loại mồi như:
  • Sâu: Thức ăn này không thể thiếu khi nuôi gà đá anh em nhé! Nó kích thích sự hưng phấn cho gà khi thi đấu. Đồng thời hỗ trợ mọc lông, giúp lông óng mượt hơn. Giá bán hiện tại khoảng 12.000 đồng/ 100 gram.
  • Lươn nhỏ: Lươn giúp bổ sung máu rất tốt khi gà đi đá về. Giá bán của lươn vào khoảng 10.000 đồng cho 9 – 10 con.
  • Thịt bò: Trong thịt bò có chứa nhiều sắt, protein giúp bổ sung máu cũng như hỗ trợ cơ thể gà phát triển rất tốt.
  • Tép nhỏ: Mồi này giúp hỗ trợ xương, cơ bắp gà chắc khỏe.
  • Cá chép con: Với những chiến kê đang cần ép cân, giảm cân thì nên cho chúng ăn mồi này. Gà ăn nhưng không gây tăng cân.
  • Dế: Ưu tiên cho ăn gà vào mùa đông. Nó có tác dụng giữ ấm cơ thể cho gà.
  • Phụ gia: Tỏi – hỗ trợ tiêu hóa, tránh tình trạng khó tiêu ở gà. Gừng có tác dụng làm ấm cơ thể gà vào mùa đông. Rượu có thể phun lên cơ thể gà hoặc dùng để om bóp tăng cơ, dày da và tránh muỗi rất tốt. Trà thì nên tắm cho gà bằng nước trà 1 lần/ tuần, có tác dụng hạn chế nấm mốc và các bệnh về da, ký sinh trùng trên lông hữu hiệu…

PHÒNG BỆNH CHO GÀ

Khi nuôi gà đá, chúng ta khó tránh khỏi được việc là bị bệnh. Nhưng chúng ta có thể phòng tránh ngay từ ban đầu cho gà. Có một sự thật là đa số gà bệnh do chuồng trại nuôi chưa đảm bảo. Do đó, muốn gà ít bệnh, chuồng nuôi cần:

xây chuồng gà xa khu dân cư

  • Xây dựng ở nơi thông thoáng, rộng rãi, cách xa khu dân cư
  • Thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp chuồng nuôi để tránh vi khuẩn sinh sôi phát triển
  • Vệ sinh sạch máng ăn, máng uống hàng ngày cho gà. Không để gà ăn thức ăn thừa từ ngày này qua ngày khác.
  • Tiêu độc khử trùng chuồng trại định kỳ.
  • Nên xây chuồng ở hướng “mát về mùa hè, ấm vào mùa đông”.
  • Hạn chế tối đa việc người, động vật lạ ra vào chuồng nuôi.
  • Nên dùng lưới bao bọc quanh khu vực nuôi. Chọn lưới mắt nhỏ để động vật lạ không thể chui vào, lây bệnh cho gà hoặc cắn gà.

CÁCH CHĂM SÓC GÀ ĐÁ

Mỗi sư kê có những cách chăm nuôi gà đá riêng. Nhưng dù là cách nào thì cũng cần bảo đảm:

cách chăn gà đá

  • Cho gà phơi nắng để chúng hấp thụ vitamin D từ ánh sáng mặt trời và hạn chế mắc các bệnh rụng lông, nấm mốc do ẩm ướt như: tái mặt, lác mồng. Thế nhưng nên chú ý thời gian phơi nắng. Với mùa hè, nên phơi sớm, kết thúc sớm. Còn mùa đông nên phơi sớm và kết thúc muộn một chút. Mỗi lần cho gà phơi nắng từ 15 – 20 phút là hợp lý.
  • Cho gà ăn đúng giờ để đảm bảo không làm rối loạn hệ tiêu hóa của chiến kê.
  • Thời gian nghỉ ngơi cũng phải hợp lý.

KẾT LUẬN

Có thể thấy rằng, nuôi gà đá không quá khó nếu sư kê trang bị đủ kiến thức và sự hiểu biết. Mong rằng những chia sẻ trên đây đã phần nào giúp cho các sư kê mới vào nghề có thêm kiến thức, kinh nghiệm để tự tin chăm nuôi gà đá hiệu quả. Nếu anh em có cách nuôi nào hay hơn, hãy chia sẻ cùng với mọi người để cùng nhau học hỏi, áp dụng nhé!